TỔNG HỢP những kiến thức nên biết về bụi mịn PM2.5
Tháng Mười Hai 4, 2020
Người sống gần khu vực ô nhiễm không khí, thường xuyên hít phải bụi mịn PM 2.5 sẽ tiềm ẩn nhiều bệnh tật. Trẻ em thì còi cọc, mất chiều cao, người già thường xuyên khó thở, hen suyễn, người trẻ giảm sức đề kháng, lâu dần sinh ra bệnh nghiêm trọng… Vậy bụi mịn PM 2.5 là gì? Bụi PM 2.5 nguy hiểm như thế nào? Cách phòng tránh bụi mịn ra sao?…. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.’

1. Bụi mịn PM2.5 là gì?
a) Bụi mịn PM2.5
Bụi mịn PM2.5 là loại bụi có đường kính nhỏ hơn 2.5 μm. Chúng thường được sinh ra bởi khí thải giao thông (Chủ yếu là các loại xe cơ giới chạy bằng dầu diesel), nhà máy công nghiệp, nhà máy điện, công trình đang xây dựng, do hoạt động đốt rác, đốt gỗ, phấn hoa, chất thi côn trùng…
Bụi là tổ hợp các chất dạng rắn hoặc lỏng bay trôi nổi trong không khí, gọi chung là Particulate Matter – ký hiệu PM.
b) Cách phân loại bụi mịn theo kích thước:
Thành phần cấu tạo nên bụi bao gồm: Sulfate, nitrat, amoniac, natri clorua, carbon đen, bụi khoáng và nước. Các hợp chất có trong bụi được gọi chung là Particulate Matter, ký hiệu là PM. Trong đó, các hạt bụi có kích thước siêu vi (<10 μm) được biết đến nhiều nhất như sau:
+ PM10: Là loại bụi có đường kính từ 2.5 – 10μm
+ PM2.5: Là loại bụi có đường kính nhỏ hơn 2.5μm
+ PM 1.0: Loại bụi siêu mịn có kích thước 1 μm.
+ PM 0.1: Loại bụi Bụi nano siêu mịn có kích thước nhỏ hơn 0.1μm
*μm là ký hiệu viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét

Bên cạnh những loại khí độc phát tán trong không khí như SO2, NO2, CO…. thì bụi siêu mịn cũng là một trong những tác nhân gây ô nhiễm hàng đầu hiện nay. Đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, tình trạng bụi mịn PM2.5 tại các thành phố lớn của Việt Nam đều vượt ngưỡng an toàn nhiều lần.
2. Bụi mịn PM 2.5 từ đâu mà có?
Có 2 nguồn chính gây ra bụi mịn PM2.5 là nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp:
a) Nguồn sơ cấp
Phát sinh trực tiếp từ môi trường và từ những hoạt động của con người bao gồm:

+ Carbon dioxit (CO2): Đây là chất nguy hiểm, là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, làm trái đất nóng lên.
+ Sulful Dioxide (SO2): Là chất hình thành trong quá trình hoạt động sản xuất, công nghiệp và khai thác dầu mỏ. Chúng gây ô nhiễm không khí, tác động đến sức khỏe con người và động thực vật, tạo ra mưa acid. Nếu hít phải nhiều sulful dioxide, cơ thể sẽ gia tăng hô hấp, khó thở, ở một vài người sẽ dẫn đến tử vong.
+ Oxit Nitơ: Đây là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí, trong một vài trường hợp còn gây ra ngộ độc. Nếu thường xuyên hít phải khí NO2, bạn có thể mắc phải bệnh phổi, hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư phổi…
+ Carbon Monoxit (CO): CO là chất khí không màu, không mùi chủ yếu thải ra từ các phương tiện giao thông. Chúng làm giảm oxy trong máu, làm tổn thương hệ thần kinh. Ngộ độc do khí CO có thể con người bị nhức đầu, buồn nôn, thậm chí gây ra bất tỉnh hôn mê và nặng nhất là tử vong.
+ Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): Chất này được sản sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, thuốc lá. Ngoài ra, VOCs còn có thể hình thành trong sơn, keo, các chất tạo mùi, phụ gia, tẩy rửa, bàn ghế gỗ công nghiệp…Chất này thường gây ra ô nhiễm không khí trong nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, gây ra bệnh phổi, hen suyễn và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư.
+ Bụi mịn (PM): Là loại bụi bay lơ lửng trong không khí, có kích thước nhỏ hơn 10 micromet (PM10) và những hạt có kích thước nhỏ hơn 3 micromet (PM2.5) không thể nhìn bằng mắt thường. Chúng thâm nhập vào cơ thể con người, đặc biệt là phổi và tim gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim và đột quỵ.
+ Chì, thủy ngân và những hợp chất của chúng
+ Chlorofluoro Carbons (CFCs): Chất này thường phát ra từ điều hòa, tủ lạnh…Chất này khi phát tán vào không khí sẽ tác động với một số chất độc khác làm thủng tầng ozone. Các tia cực tím sẽ thông qua lỗ thủng tầng ozone tới bề mặt Trái Đất. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da, các bệnh về mắt ở người, động vật và phá hủy cây trồng.
+ Amoniac (NH3): Là loại chất phát sinh trong quá trình trồng trọt và sản xuất nông nghiệp. Chúng có khả năng ăn mòn, độc hại có thể gây hại cho người và đồ vật.
+ Mùi hôi thối, độc hại từ rác thải, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt hàng ngày.
+ Chất phóng xạ: Thường xuất phát từ chiến tranh, thử nghiệm hạt nhân…
b) Nguồn thứ cấp:
Khi nguồn bụi sơ cấp lơ lửng trong không khí, chúng sẽ phản ứng hóa học với tự nhiên tạo ra một chất mới, những chất này được gọi là nguồn thứ cấp.
+ Sương khói: Là từ mô tả chất gây ô nhiễm trông giống giống như sự kết hợp của sương, khói. Tình trạng này rất phổ biến ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và đến chủ yếu từ lượng khí thải xe cộ và công nghiệp.
+ Ozone tầng mặt (O3) hình thành từ sự kết hợp giữa NOx và VOCs, là một phần trong sương khói.
+ Peroxyacetyl nitra (C2H3NO5): hình thành tương tự từ NOx và VOCs.
3. Làm thế nào để biết không khí đang bị ô nhiễm?
Có rất nhiều cách giúp bạn nhận biết mức độ ô nhiễm không khí của khu vực mà mình đang sinh sống.
+ Nhận biết ô nhiễm không khí bằng khứu giác
Chất gây ô nhiễm không khí có thể có mùi hoặc không có mùi. Khi có mùi có chịu, chắc chắn vùng đó đang ở mức ô nhiễm nặng nề. Sự xuất hiện của mùi xăng, mùi khét, mùi hôi thối, mùi hắc, mùi khai….khiến mũi bạn cảm thấy khó thở thì bạn nên tránh xa khu vực đó. Ngay cả khi xuất hiện mùi thơm thì cũng không có nghĩa là không khí đang được trong lành. Bởi mùi của nước hoa không chính hãng, nước xả vải không đạt chuẩn cũng là dấu hiệu của ô nhiễm không khí.
+ Nhận biết ô nhiễm không khí bằng mắt thường
Hiện tượng mờ mắt, cảm giác mắt bị cộm, có màng mỏng, chảy nước mắt….khi không có bệnh về mắt chính là dấu hiệu của ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, không khí ngoài trời mờ mịt, không nhìn rõ trời xanh, mây trắng hoặc quan sát mức độ bám bụi trên đồ vật cũng là cách giúp bạn xác định mức độ ô nhiễm không khí. Không khí trong lành sẽ không có chuyện thanh cửa sổ vừa lau đã kịp bám bụi.
+ Nhận biết ô nhiễm không khí thông qua biểu hiện cơ thể
Hệ quả của ô nhiễm không khí tác động lên nhiều đối tượng khác nhau. Mức độ thì phụ thuộc vào mật độ tiếp xúc cũng như thể chất của từng người. Cơ thể của những người có thể chất kém thường nhạy cảm hơn với ô nhiễm không khí. Trong khí đó, ở người khỏe mạnh, khi tích tụ đủ độc tố, họ mới có biểu hiện xấu sau một thời gian.
Do vậy, bạn hoàn toàn có thể xác định mức độ ô nhiễm không khí dựa vào phản ứng của cơ thể. Các biểu hiện như khó thở, ho khan ở người lớn tuổi, ốm vặt ở trẻ nhỏ chính là dấu hiệu để xác định tình trạng ô nhiễm không khí.
+ Nhận biết ô nhiễm không khí qua các app tính toán chỉ số chất lượng không khí
Để nhận biết chất lượng không khí đang ở mức độ nào, bạn có thể dựa vào chỉ số chất lượng không khí AQI. Chỉ số này được đo thường xuyên, liên tục theo giờ, theo ngày tại những đại quan trắc được đặt ở khắp nơi trên thế giới. Kết quả của chỉ số này sẽ được cập nhật liên lục qua các trang web hoặc ứng dụng như AirVisual….
Ví dụ: PM2.5 là chỉ số đo dùng để đo nồng độ bụi siêu mịn PM2.5 trung bình có trong 1 mét khối không khí trong thời gian 24 giờ, đơn vị đo là μg/m3. Đây là một trong số những chỉ số quan trọng để xác định tình trạng ô nhiễm không khí. Ngoài ra còn có chỉ số chất lượng không khí AQI. Chỉ số PM2.5 hay chỉ số AQI càng cao chứng tỏ tình trạng ô nhiễm không khí càng nguy hiểm, càng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng cụ thể của bụi mịn tới sức khỏe và các biện pháp phòng ngừa cần thiết, bạn hãy theo dõi thông tin nồng độ PM2.5 tương ứng với mức gây hại trong bảng dưới đây:

+ Nhận biết ô nhiễm không khí qua các thông tin của báo, đài
Ô nhiễm không khí đã trở thành điểm nóng toàn cầu và được rất nhiều người quan tâm. Do vậy, ti vi, báo đài trên khắp cả nước cũng thường xuyên cập nhật thông tin về ô nhiễm không khí nói riêng, ô nhiễm môi trường nói chung. Do vậy, việc theo dõi thường xuyên trên báo đài, ti vi sẽ giúp bạn biết khu vực nào đang bị ô nhiễm không khí, mức độ nặng, nhẹ thế nào.
4. Bụi mịn xâm nhập vào cơ thể con người như thế nào? Tại sao bụi mịn lại nguy hiểm?
Mỗi giây, cơ thể phải chịu sự tấn công của hàng triệu hạt bụi có từ không khí…và chúng xâm nhập vào cơ thể qua nhiều đường. Vì bay lơ lửng trong không khí nên nó có thể bám vào các bề mặt mà nó tiếp xúc, nguy hiểm hơn khi con người hít phải chúng
Bình thường, một hạt vật chất như bụi thô, bụi to rất khó xâm nhập sâu vào phổi của con người. Luồng khí đến phế nang thường là luồng khí sạch. Nguyên nhân là do hệ hô hấp của chúng ta có cấu tạo và những cơ chế ngăn chặn, loại bỏ bụi bẩn. Đó chính là hệ thống lông và dịch nhày tại mũi, hệ thống làm ẩm và lông rung ở tiểu phế quản và phế quản. Khi bụi tấn công, cơ thể con người sẽ phản ứng lại bằng cách hắt hơi và đẩy chúng ra ngoài.

Nhưng vì đối với bụi mịn và bụi siêu mịn thì khác, kích thước chúng rất nhỏ đơn vị đo bằng micomet (Một micromet bằng 1 phần 1 triệu của mét, ký hiệu là μm), nên chúng có khả năng luồn lách vào các phế nang trong phổi để tránh được các lá chắn cơ học trên. Bụi mịn thâm nhập sâu vào trong cơ thể mà không có cơ chế đào thải, dần dần tích tụ vào trong máu, các cơ quan quan trọng của cơ thể. Và khi số lượng đủ nhiều, các đại thực bào phế nang không đủ để tiêu diệt chúng thì những hạt bụi mịn này bước đầu sẽ gây bệnh tại phổi. Sau đó thâm nhập vào máu rồi gây ra các bệnh lý về tim mạch, thần kinh, chuyển hóa…
Hình ảnh sau sẽ mô tả cách bụi mịn đi vào cơ thể con người như thế nào:

5. Tác hại của bụi mịn PM2.5 như thế nào?
Bụi mịn PM2.5 có thể gây ra rất nhiều bệnh tật trên cơ thể con người

+ Gây bệnh về tâm lý: Ô nhiễm không khí, khói bụi…diễn ra hàng ngày khiến môi trường trở nên ngột ngạt, khó thở, từ đó khiến cho sinh hoạt của con người dần bị ảnh hưởng, dẫn đến cáu gắt, khó chịu, tâm lý thay đổi bất thường.
+ Các bệnh về đường hô hấp: Mục đích của quá trình hô hấp là đưa oxy vào phổi. Tại phổi, oxy sẽ tiếp xúc trực tiếp trong máu. Trong máu có chất hemoglobin, chất này sẽ kết hợp với khí oxy và mang oxy đến các tế bào. Bụi mịn, khí CO, SO2, NO2 sẽ cản hemoglobin kết hợp oxy làm tế bào thiếu oxy gây ra khó chịu tại mắt, mũi, họng, phổi…. dấu hiệu cụ thể như đau họng, hắt hơi, cảm cúm, khó thở….Ngoài ra, chất độc và bụi mịn đi vào cơ thể sẽ gây ra bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

+ Nhồi máu cơ tim: Ngoài những bệnh về hô hấp, bụi mịn còn tấn công trực tiếp vào phế nang rồi vượt qua vách ngăn khí đi vào hệ tuần hoàn, tại đây bụi mịn có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, bụi mịn cũng có thể khiến nơi tắc mạch máu bình thường không nghiêm trọng sẽ bị vỡ, tạo ra nghẽn mạch và gây nhồi máu cơ tim.
+ Giảm trí nhớ nghiêm trọng: Tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể khiến sự nhận thức của bạn suy giảm. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, tăng nguy cơ bị đột quỵ và chứng mất trí nhớ và trầm cảm.
Có thể thấy, bụi siêu mịn PM2.5 còn được mệnh danh là “sát thủ âm thầm” vì chúng làm tăng nguy cơ bệnh xơ gan, mặc bệnh chuyển hóa, rối loạn chức năng gan. Không chỉ vậy, PM2.5 còn gây kháng insulin, viêm và tăng biến chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí – máu để đi vào hệ tuần hoàn rồi gây bệnh và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
6. Làm thế nào để phòng chống tác hại nguy hiểm của bụi mịn đối với sức khỏe con người?
Để phòng chống tác hại nguy hiểm đến từ bụi mịn đến sức khỏe con người, bạn cần:
+ Lên kế hoạch xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên rau xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, beta – caroten nhằm hình thành và duy trì lớp niêm mạc tại đường hô hấp và đường tiêu hóa, nâng cao khả năng chống tổn thương tế bào.
+ Hạn chế di chuyển trên những con đường đông đúc, đường cao tốc, đường đang có công trình xây dựng…
+ Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà và trong nhà, đặc biệt là những cây có tác dụng lọc khí…
+ Hạn chế sử dụng than củi, đốt nhanh, đun nấu bằng than tổ ong…
+ Sử dụng máy lọc không khí. Hiện nay, có một số thương hiệu máy lọc không khí với chức năng lọc được các hạt bụi PM2.5. Đây chính là lựa chọn lý tưởng giúp không gian sống của bạn trong lành và an toàn hơn.
+ Vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
+ Sử dụng khẩu trang chuyên dụng đạt tiêu chuẩn N95 trước khi ra đường: Những loại khẩu trang thông thường như khẩu trang y tế, khẩu trang vải không thể lọc được bụi mịn, các hạt bụi siêu mịn PM2.5.. Bạn cần sử dụng những chiếc khẩu trang có từ 4 lớp lọc trở lên, có thể là lớp lọc thô, lớp kháng khuẩn, lớp than hoạt tính…đồng thời có kiểu dáng phù hợp để đảm bảo độ kín của khẩu trang.
Để lọc các loại bụi siêu mịn này chúng ta cần đeo khẩu trang chuyên dụng đạt tiêu chuẩn N95 hoặc tương đương N95 như:
- FFP2 (Tiêu chuẩn châu Âu: Europe EN 149-2001)
- KN95 (Tiêu chuẩn Trung Quốc: China GB2626-2006)
- P2 (Tiêu chuẩn Úc và New Zealand: Australia/New Zealand AS/NZA 1716:2012)
- Korea 1st class (Tiêu chuẩn Hàn Quốc: Korea KMOEL – 2017-64)
- DS (Tiêu chuẩn Nhật Bản: Japan JMHLW-Notification 214, 2018
Khẩu trang N95 lọc được 95% bụi mịn và vi khuẩn, khẩu trang y tế thông thường lọc được 30%-40% lượng bụi, đeo hai lớp khẩu trang y tế thì lượng bụi được ngăn chặn lên 90%.
Giải pháp chống ô nhiễm không khí Mona mask
Hiện nay có dòng khẩu trang dùng để chống ô nhiễm môi trường nói chung và bụi mịn nói riêng là khẩu trang Mona 6 lớp lọc
Cho đến nay, bụi mịn đã trở thành nỗi ám ảnh của con người hiện đại. Nó ảnh trực tiếp với tần suất liên tục đối với sức khỏe con người. Hiểu rõ những tác hại của bụi mịn chắc chắn sẽ giúp bạn có được những biện pháp nhằm can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe chính mình và những người xung quanh.
Nguồn: Monamask.com