HỎI ĐÁP NHANH về trẻ em, phụ nữ mang thai, sinh con và đang cho con bú thời Covid-19?

Người đăng MonaMask

Tháng Mười Hai 3, 2020

70% phụ huynh nói rằng cuộc sống của họ đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và gần như 9/10 số này được dự đoán rằng tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, mối quan tâm nhất của họ ngay lúc này chính là sức khỏe của con cái. Dưới đây là những hỏi đáp nhanh về trẻ em, phụ nữ mang thai, sinh soi và đang cho con bú trong thời Covid-19 mà bạn nên biết. Nếu sắp và đã làm cha mẹ, đừng bỏ qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Trẻ em có phải là đối tượng có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn những đối tượng khác hay không và làm gì để phòng ngừa lây nhiễm cho trẻ?

Không có bằng chứng nào cho thấy trẻ em là đối tượng dễ mắc Covid-19 hơn những người khác. Thực tế thì hầu hết các trường hợp chuẩn đoán Covid-19 được báo cáo từ Trung Quốc đều xảy ra ở người lớn. Từ nguồn thông tin đã được công bố từ dịch SARS và hội chứng hô hấp cấp tính Trung Đông MERS-CoV thì tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em là đối tượng hiếm gặp.

Tuy nhiên, trẻ em cũng phải tuân thủ những quy định như rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người bị bệnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin được khuyến cáo theo lịch, kể cả vacxin cúm.

Trẻ em cũng là đối tượng cao mắc Covid-19

2. Biểu hiện lâm sàng của Covid-19 ở trẻ có khác gì so với người lớn hay không?

Theo một số báo cáo về trẻ em mắc Covid-19 ở Trung Quốc thì khi mắc Covid-19, trẻ có những triệu chứng như:

  • Sốt
  • Sổ mũi
  • Ho
  • Các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy

Nhìn chung, trẻ em xác nhận mắc Covid-19 thường có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên cũng có một số trẻ mắc các biến chứng nặng như hội chứng suy hô hấp cấp, sốc nhiễm trùng…nhưng không phổ biến.

3. Có phương pháp điều trị nào dành cho trẻ bị nhiễm Covid-19 nào không?

Hiện tại chưa có thuốc kháng virus nào được cơ quan quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị và cấp phép trong điều trị Covid-19. Trước mắt, cần kiểm soát dịch bệnh bằng các biện pháp lâm sàng như che miệng khi ho, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn, tiếp tục tiêm phòng, kể cả tiêm phòng cúm…

4. Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn người bình thường không?

Phụ nữ mang thai, thừa cân và có các bệnh lý từ trước như huyết áp cao, tiểu đường…sẽ có khả năng dễ mắc covid-19 hơn người bình thường. Đối với phụ nữ đang mang thai, do sự thay đổi của cơ thể và hệ miễn dịch, phụ nữ mang thai có thể bị ảnh hưởng xấu bởi một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. 

Điều quan trọng nhất là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình khỏi Covid-19 và theo dõi các triệu chứng có thể xảy ra như sốt, ho, khó thở cho tổ chức, dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn bình thường

5. Làm thế nào để bảo vệ bản thân trước dịch Covid-19 khi đang mang thai?

Phụ nữ đang có thai nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tương tự như những người khác để tránh nhiễm Covid-19. Bạn hãy bảo vệ mình bằng những cách sau:

  • Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch chà tay có cồn hoặc xà phòng và nước
  • Giữ khoảng cách giữa bạn và người khác. Tránh đi vào không gian đông đúc. Đeo khẩu trang khi không thể giữ khoảng cách vật lý vừa đủ giữa bạn và người khác. 
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
  • Thực hành vệ sinh đường hô hấp. Che miệng, mũi của bạn bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơn. Sau đó vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng vào nơi đúng quy định.
  • Nếu có dấu hiệu bị sốt, ho hoặc khó thở, hãy đi khám sớm. Gọi điện trước cho cơ sở y tế và làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
  • Phụ nữ mang thai và phụ nữ mới sinh con nên thực hiện khám định kỳ theo chính sách của địa phương và tuân theo các biện pháp thích hợp để giảm khả năng lây truyền của dịch bệnh.

6. Phụ nữ mang thai có nên đi xét nghiệm Covid – 19 hay không?

WHO khuyến cáo: Phụ nữ mang thai có các triệu chứng của Covid-19 nên được ưu tiên xét nghiệm. Nếu đã mắc Covid-19, họ cần được chăm sóc đặc biệt.

7. Covid-19 có thể truyền từ mẹ sang thai nhi được không?

Vẫn chưa có một kết luận nào khẳng định Covid-19 có thể truyền từ mẹ sang con. Sự lây nhiễm Covid-19 được cho là tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn đường hô hấp. Việc người mẹ mắc Covid-19 có thể truyền virus cho thai nhi bằng các đường lây truyền dọc khác vẫn chưa được biết.

Trong tất cả trường hợp hiện nay thì chưa có trường hợp này bé được sinh ra do bà mẹ mắc Covid-19 cho kết quả dương tính với chủng virus này. Virus này cũng không được phát hiện trong mẫu nước ối hoặc sữa mẹ. Trên các nguồn thông tin được ghi nhận về sự lây nhiễm Covid-19 ở người, thì sự lây nhiễm từ mẹ sang con trong khi mang thai là không được báo cao.

Covid-19 có thể truyền từ mẹ sang thai nhi không là thắc mắc của rất nhiều người

8. Cần chăm sóc thế nào đối với phụ nữ đang mang thai hoặc vừa sinh con nếu nhiễm Covid-19?

Tất cả phụ nữ đang mang thai, vừa sinh con, bao gồm những người đã được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 có quyền được chăm sóc chất lượng cao trước, trong và sau khi sinh con như:

  • Được tôn trọng
  • Có nhân viên chăm sóc đi kèm trong suốt quá trình điều trị
  • Được trao đổi thông tin rõ ràng
  • Áp dụng chiến lược giảm đau phù hợp

Nếu nghi ngờ hoặc xác nhận người đó bị nhiễm Covid-19, nhân viên y tế nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và người khác như vệ sinh tay đúng cách, sử dụng quần áo bảo hộ, đeo găng tay, áo choàng và khẩu trang y tế.

9. Phụ nữ mang thai được nghi ngờ hoặc xác nhận Covid-19 thì có phải sinh mổ không?

KHÔNG! Theo khuyến cáo của thì sinh mổ chỉ nên được thực hiện khi có sự cần thiết về mặt y tế.

10. Covid-19 có lây truyền qua sữa mẹ không?

Nếu xét theo phương thức lây lan thì việc lây truyền qua đường sữa mẹ là chưa chắc chắn. Lây lan từ người sang người được cho là xảy ra chủ yếu thông qua các giọt bắn, tương tự như cúm và các mầm bệnh đường hô hấp. Trong một vài nghiên cứu ở phụ nữ mắc Covid-19 và một số bệnh truyền nhiễm do coronavirus khác như SARS-CoV thì virus này chưa được phát hiện trong sữa mẹ. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh Covid-19 có thể truyền qua sữa mẹ hay không.

11. Có nên cho con bú khi người mẹ nhiễm Covid-19 hoặc các bệnh truyền nhiễm khác không?

Sữa mẹ cung cấp kháng thể cho bé chống lại nhiều bệnh tật. Có rất ít trường hợp được khuyến cáo không nên cho trẻ bú sữa mẹ. Hiện chưa có bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào về việc cho con bú trong trường hợp bị nhiễm Covid-19.

Ngay sau khi sinh xong, các chuyên gia khuyến nghị bà mẹ bị cúm vẫn tiếp tục cho con bú hoặc vắt sữa cho con bú. Tuy nhiên, vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân để tránh lây nhiễm cho con.

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh nhưng vẫn có nhiều điều chưa biết về Covid-19. Việc có nên bắt đầu hay tiếp tục cho con bú hay không nên được quyết định bởi người mẹ, các thành viên trong gia đình hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Một bà mẹ đang nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19 nên thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để tránh lây truyền virus cho trẻ bao gồm rửa tay trước khi chạm vào trẻ sơ sinh, đeo khẩu trang. 

Nếu vắt sữa mẹ bằng máy hút sữa hoặc bằng tay, mẹ nên rửa tay trước khi chạm vào bất kỳ bộ phận nào của bình sữa và máy hút sữa, đồng thời tuân theo các hướng dẫn để vệ sinh máy hút sữa sau mỗi lần sử dụng. Nếu có thể, hãy cân nhắc việc cho bé bú nhờ một ai đó mà bà mẹ đó có tình trạng sức khỏe tốt.

Có nên cho con bú khi người mẹ nhiễm Covid-19 hoặc các bệnh truyền nhiễm khác không?

12. Một bà mẹ được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 mà không đeo khẩu trang thì có nên cho con bú không?

Các bà mẹ có triệu chứng của Covid-19 được khuyên đeo khẩu trang y tế, nhưng kể cả khi không làm được việc này thì vẫn nên cho con bú. Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như rửa tay thường xuyên, lau bề mặt đồ vật trước và sau khi chạm vào, hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy.

13. Tôi đã được xác nhận nhiễm Covid-19 nhưng không khỏe để cho con bú trực tiếp. Tôi nên làm gì?

Nếu không đủ sức khỏe để cho con bú vì Covid-19, bạn nên tìm các cách hỗ trợ khác như:

  • Vắt sữa
  • Cho bé bú nhờ một ai đó mà bà mẹ đó có tình trạng sức khỏe tốt

Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc cho bé bú nhờ là những phương án không khả thi thì hãy cân nhắc đến việc uống sữa công thức. Tuy nhiên, sữa cần được pha chế đúng cách, an toàn, bền vững.

14. Tôi đã mắc Covid-19 và không thể cho con bú, khi nào thì tôi có thể cho bé bú trở lại?

Bạn có thể bắt đầu cho con bú khi cảm thấy sức khỏe đã cải thiện. Không có quy định nào về việc cho con bú trở lại sau khi người mẹ bị nhiễm Covid-19.

Covid-19 là đại dịch lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế cũng như sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới. Do vậy, việc phòng tránh, lo lắng và sợ hãi về dịch là điều dễ hiểu. Các bậc cha mẹ hãy chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh, cách ly theo khuyến cáo của cơ quan y tế để bảo vệ sức khỏe cho con cái của mình.

Nguồn: Monamask.com

Like
Bài viết liên quan

Phát triển cùng chúng tôi









    Mona Mask quan tâm và tôn trọng thông tin riêng tư của bạn. Bằng việc đồng ý, chúng tôi sẽ bảo vệ toàn bộ dữ liệu theo Điều lệ.